今回はベトナム人向けにベトナム語で長文を書いてみました。日本人の方もベトナム語の読解の練習として読んでみて下さい。ネイティブの添削済みなので文法などの間違いもありません。
Bài 3 năm trước
3 năm trước, Cà Chua viết bài trên FB như thế này. Trước tiên các bạn đọc bài này đi nhé.
[Cha chung không ai khóc??] 19.2.2014Cà chua có thắc mắc về ý thức rác của người Việt.
“Tại sao nhiều người Việt vứt rác ở trên đường?”
Ở đây, mình thấy người ta vứt rác vô trách nhiệm quá nhiều lần. Vì vậy VN (đặc biệt là Tp HCM) càng ngày càng ô nhiễm.Hễ mỗi lần mình thấy việc đó, mình cảm thấy buồn lắm.
Mình nghĩ rằng người Việt ý thức về môi trường kém lắm và ko quan tâm về môi trường.
Hệ thống xử lý rác của VN cũng chưa tốt. Ở đây, thùng rác và bãi rác công cộng rất ít. Cho nên, người Việt ko có thói quen mang rác đi đổ đúng nơi quy định.Nếu bắt buộc phải vứt rác phía trước cửa nhà thì tại sao vứt rác ko gói vào bao?Tại sao vứt trực tiếp? Tại sao ko nghĩ đến nhân viên vệ sinh môi trường phải dọn dẹp rác của mình vứt? Nếu vứt trực tiếp thì nhân viên vệ sinh môi trường dọn dẹp vất vả hơn, phải hông?
Hầu hết người Việt ích kỷ giống như câu「cha chung không ai khóc」ĐÚNG HÔNG?????
Mình nghĩ rằng mỗi người nên ý thức hơn một chút (ko cần nhiều) thì vấn đề được giải quyết ngay. 100 người bước 1 bước vẫn hơn 1 người bước 100 bước.
Mình cũng nghĩ rằng giải quyết vấn đề này ko những quan trọng cho tương lai của VN mà còn quan trọng cho tương lai của Châu Á.
Nếu có thế các bạn cùng với Cà Chua giữ gìn môi trường sạch đẹp nhé!!
Mình muốn biết ý kiến của các bạn về vấn đề này như thế nào?
Bây giờ vẫn còn…
Bây giờ là 10.6.2017 rồi. Rất tiếc là Cà Chua chẳng thấy thay đổi gì về vấn nạn rác thìa ở Sài Gòn. Người Việt vẫn còn vứt rác vô trách nhiệm trên đường, chưa xử lý rác công phu, không suy nghĩ gì về người khác và nhân viên vệ sinh môi trường…
Hơn nữa Sài Gòn ô nhiễm, nhiều rác hơn 3 năm trước rất nhiều. Sài Gòn quá tải, sắp thất thủ rồi… à không, Sài Gòn “đang” thất thủ.
Vấn đề rác này không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Ba năm nay, Cà Chua đi phượt nhiều nơi VN từ ngoài bắc vào trong nam. Cà Chua thấy chỗ nào cũng có vấn đề rác giống như Sài Gòn.
Về vấn nạn này, Cà Chua đặt 1 kết luận là tại nền giáo dục VN vẫn còn yếu kém. Nhà trường VN không dạy về giáo dục công cộng, môi trường. Cho nên giáo dục VN đã, đang, sẽ sản xuất nhiều người ý thức kém.
Vậy là cần thay đổi mới cách giáo dục ởi VN nhỉ? Theo tầm nhìn xa thì nên đổi mới giáo dục. Nhưng bây giờ có lẽ quá trễ rồi. Chính sách giáo dục của chính phủ cần thực hành lâu mới thấy được hiệu quả.
Cho nên mọi người không nên trông chờ chính sách, chính phủ và thầy cô thay đổi mới nhiều. Chờ đợi ai đó làm gì thì ko giải quyết đc vấn đề này.
Vài đề xuất để giải quyết vấn đề này
Cà Chua đưa ra vài ý kiến để người Việt không vứt rác và có ý thức vấn đề rác hơn.
①Người nổi tiếng tuyên truyền sạch sẽ môi trường trên Facebook và mọi người share
Khi trước Cà Chua hỏi và thảo luận về vấn nạn rác thải này với những học trò trong lớp Cà Chua. Có 1 ý kiến hay là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng (Tùng Sơn cũng được, :)) ) quảng cáo chiến dịch dọn dẹp ở nơi công cộng trên Facebook.
Người nổi tiếng quảng cáo trên FB thì nhiều người theo dõi và share, người ta dễ ảnh hưởng hơn chính sách của chính phủ nhiều.
②Tẩy chay nhân viên vệ sinh môi trường.
Ý kiến này hơi quá đáng mà Cà Chua nghĩ cũng sẽ có hiệu quả. Tại vì lý do ng ta vô trách nhiệm về rác là quá ỷ lại vào nhân viên vệ sinh môi trường. Cũng có người nghĩ vứt rác lung tung cũng ko sao vì có nhân viên vệ sinh môi trường dọn dẹp bất cứ lúc nào.
Cho nên nếu tẩy chay nhân viên vệ sinh môi trường thì rác bị tích 1 đống ngay. Người ta bắt buộc phải chứng kiến và để ý về vấn đề rác, đúng không?
Nếu khó thực hành đề nghị này thì cho nhân viên vệ sinh môi trường “quyền từ chối rác ” nếu ko theo quy định (ở Nhật Bản, khi bỏ rác ko theo quy định thì nhân viên vệ sinh môi trường ko thu dọn loại rác đó).
Tức là Cà Chua nghĩ nhân viên vệ sinh môi trường nên có thái độ mạnh mẽ hơn với người dân bình thường.
③Dán sticker đại phật chỗ tập trung rác
Hầu như mọi người Việt theo đạo Phật. Mặc dù người ta không có đạo nhưng ai cũng biết phải tôn trọng đại phật, không được làm xấu trước mặt đại phật. Cho nên nếu dán sticker đại phật chỗ tập trung rác người dân e ngại không dám vứt rác ở đó.
Thật ra bên Nhật, có hoạt động dán sticker của Torii chỗ tập trung rác. Torii là cổng trời đền thờ Thần đạo. Người Nhật thường coi đó là biểu tượng lối vào gặp thần trời. Người Nhật rất xem trọng torii.
Bởi vậy, nhiều người Nhật thấy dán sticker torii (mặc dù đó vẫn là sticker thôi) , thì nghĩ không thể vứt rác chỗ dán sticker torii. Kết quả là giảm số lượng rác bị vứt.
Theo tham khảo câu chuyện Nhật Bản, Cà Chua nghĩ dán sticker hình đại phật chỗ tập trung rác có thể giảm số lượng rác bị vứt nơi công cộng.
Tóm lại
Mọi người không được chờ đợi ai đó làm giúp cho mọi người. Mọi người cần tự phát suy nghĩ chút (không cần nhiều) về vấn nạn rác thải này.
Đề nghị của Cà Chua
①Người nổi tiếng tuyên truyền sạch sẽ môi trường trên Facebook và mọi người share.
②Tẩy chay nhân viên vệ sinh môi trường hoặc cho họ quyền từ chối rác.
③Dán sticker đại phật chỗ tập trung rác.
コメントを残す